Logo Land JPG

flag-vi

Tin tức

Sắp chi 6.000 tỉ đồng xây cây cầu nối Tp.Thủ Đức với quận 7 (Tp.HCM)

  • Mô tả

    Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Tp.HCM vừa đề xuất UBND Tp.HCM trình HĐND Tp.HCM thông qua chủ trương đầu tư dự án cầu Thủ Thiêm 4 tại kỳ họp giữa năm 2024.

    cau-thu-thiem-4-anh-du-thi

    (01 thiết kế cầu ảnh dự thi)

     

    Theo đó, Cầu Thủ Thiêm 4 nối Tp.Thủ Đức và Quận 7 dài hơn 2km, rộng 6 làn xe có tổng mức đầu tư hơn 6.000 tỉ đồng sẽ khởi công năm 2025.

    Công trình có điểm đầu từ đoạn trước giao lộ cầu Tân Thuận 2 - Nguyễn Văn Linh, đi dọc theo đường Nguyễn Văn Linh, rẽ trái ở ngã tư Huỳnh Tấn Phát nối vào đường Lưu Trọng Lư (Quận 7). Cầu tiếp tục cắt qua khu cảng Tân Thuận, vượt sông Sài Gòn nối Khu đô thị Thủ Thiêm tại giao lộ trục Bắc Nam và đường Bùi Thiện Ngộ.

    Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự án cầu Thủ Thiêm 4 có kết cấu nhịp chính là dầm thép, bố trí 2 trụ tháp cùng với hệ thống nâng. Thiết kế này giúp cầu Thủ Thiêm 4 có thể nâng hạ nhịp chính với tĩnh không khi hoạt động bình thường là 15m, khi có tàu lớn đi qua là 45m.

    Dự án sẽ giải phóng mặt bằng theo quy mô mặt cắt ngang hoàn chỉnh 60m, tổng diện tích đất sử dụng khoảng 16,7ha, có khoảng 134 tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng. Dự án được chia làm 2 thành phần, trong đó dự án thành phần 1 - Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cầu Thủ Thiêm 4 đoạn qua Quận 7 sẽ đầu tư công khoảng 1.387,6 tỉ đồng.

    Dự án thành phần 2 - Xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 đầu tư BOT với khoảng 4.322 tỉ đồng (không bao gồm lãi vay). Vốn ngân sách tham gia khoảng 1.439 tỉ đồng (tương ứng với khoảng 33,3%), vốn của nhà đầu tư tham gia khoảng 2.883,4 tỉ đồng (tương ứng với khoảng 67,7%). Thời gian thu phí hoàn vốn của nhà đầu tư khoảng 18 năm 8 tháng.

    Tháng 3/2024, dự án cầu Thủ Thiêm 4 đã được HĐND Tp.HCM thông qua việc bổ sung vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn ngân sách địa phương.

    Theo Sở GTVT Tp.HCM, nếu được HĐND TPHCM thông qua chủ trương đầu tư, dự án cầu Thủ Thiêm 4 sẽ tiến hành bồi thường, tái định cư giai đoạn 2024 - 2025. Dự án tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đầu năm 2025 và khởi công dịp 30/4/2025. Dự án sẽ hoàn thành năm 2028, giúp kết nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm (Tp.Thủ Đức) với Khu đô thị mới Nam Tp.HCM, tạo điều kiện thúc đẩy và phát triển nhanh hai khu đô thị này.

    Đồng thời, cầu Thủ Thiêm 4 cũng tạo thêm một trục giao thông mới theo hướng Bắc - Nam thành phố, kết nối khu vực Nam thành phố với khu trung tâm và Tp.Thủ Đức ở phía Đông. Qua đó, sẽ giảm áp lực giao thông cho các trục đường Nguyễn Tất Thành, cầu Khánh Hội, cầu Kênh Tẻ, cầu Ông Lãnh, cầu Nguyễn Văn Cừ... góp phần giải quyết ùn tắc giao thông khu vực.

    Cầu Thủ Thiêm 4 sẽ cùng với các dự án đầu tư xây dựng nút An Phú, Quốc lộ 50, các dự án khép kín đường Vành đai 2, Vành đai 3, các tuyến đường trên cao, các trục cao tốc hướng tâm… tạo nên hệ thống giao thông liên vùng, từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông thành phố theo quy hoạch.

     

    Theo cafef.vn

  • Bảo đảm đủ điều kiện để Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực sớm

  • Mô tả

    (Chinhphu.vn) - Sáng 16/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với Bộ TN&MT và một số bộ, ngành liên quan về tiến độ xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2024.

     

    luat-dat-dai

     

    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ TN&MT khẩn trương lấy ý kiến địa phương, doanh nghiệp, tổ chức, đoàn thể chính trị-xã hội… đối với nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, định giá đất - Ảnh: VGP/Minh Khôi

     

    Dự cuộc làm việc có Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan và lãnh đạo, đại diện một số bộ, ngành.

    Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương xây dựng văn bản hướng dẫn chi tiết, bảo đảm đủ điều kiện để Quốc hội xem xét, cho phép Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực vào ngày 1/7/2024 (sớm hơn 5 tháng so với quy định ở luật là ngày 1/1/2025). Điều này đòi hỏi các bộ, ngành nỗ lực, quyết tâm rất lớn, nhưng phải thực hiện đầy đủ các bước của quy trình xây dựng văn bản pháp luật.

     

    "Xây dựng các văn bản pháp luật là một trong những ưu tiên cao nhất của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đây là trách nhiệm của lãnh đạo Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành", Phó Thủ tướng nêu rõ.

     

    Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân cho biết, Bộ TN&MT đã chủ trì soạn thảo 6 nghị định và 4 thông tư. Trong đó, với dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai gồm có 10 chương, 115 điều quy định chi tiết 51 nội dung được giao trong Luật, tập trung vào quy định chung; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu, tổ chức bộ máy của tổ chức đăng ký đất đai, tổ chức phát triển quỹ đất; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, trưng dụng đất; phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; giao đất, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất; chế độ sử dụng đất; theo dõi và đánh giá việc quản lý, sử dụng đất đai; kiểm tra chuyên ngành đất đai; giải quyết tranh chấp đất đai, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai.

     

    Bộ TN&MT đã thành lập Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập để cho ý kiến về Nghị định, đồng thời lấy ý kiến của các sở, ngành liên quan tại 63 tỉnh, thành phố; tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa hồ sơ và nộp Bộ Tư pháp đối với Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai; Nghị định quy định về giá đất; Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; Nghị định quy định về hoạt động lấn biển.

     

    luat-dat-dai-1

    Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP/Minh Khôi

     

    Phó Thủ tướng đánh giá Bộ TN&MT đã thực hiện chủ động, kịp thời đúng chỉ đạo của Chính phủ, cần tiếp tục làm rõ những vấn đề còn ý kiến khác nhau về phạm vi, đối tượng, chính sách thực thi…; khẩn trương lấy ý kiến địa phương, doanh nghiệp, tổ chức, đoàn thể chính trị-xã hội… đối với quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, định giá đất, "có khả thi không, có thể cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền hơn nữa không, mức độ chuyển đổi số đã được chưa"; xây dựng, ban hành theo thủ tục rút gọn đối với Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai…

     

    Sau khi nghe Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng báo cáo về tiến độ xây dựng dự thảo hai nghị định quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển đất, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, cần có chính sách, công cụ tài chính xử lý các diện tích đất chưa hoặc chậm đưa vào sử dụng, đất nông lâm trường, chống đầu cơ đất đai…

     

    Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết có nhiều nội dung mới, vấn đề phát sinh trong quá trình sửa đổi, bổ sung Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cũng như xây dựng nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa. Bộ NN&PTNT đang tiến hành lấy ý kiến về dự thảo hai nghị định này theo quy định.

     

    Phó Thủ tướng đề nghị Bộ NN&PTNT nỗ lực bảo đảm trình dự thảo nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa đúng thời hạn, quán triệt tinh thần phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, đưa ra các điều kiện, tiêu chí giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định về đất lâm nghiệp, đất trồng lúa.

     

    Phó Thủ tướng nhấn mạnh, quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024 phải quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa", giải quyết dứt điểm những vấn đề còn ý kiến, tư duy khác nhau, nhằm bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán trước khi trình lên cấp thẩm quyền xem xét, cho ý kiến. Trong đó, các văn bản pháp luật do mỗi bộ, ngành chịu trách nhiệm xây dựng phải thể hiện được mối quan hệ gắn bó hữu cơ, thực hiện mục tiêu xuyên suốt đặt ra trong Luật Đất đai năm 2024 và đồng bộ, thống nhất với pháp luật khác có liên quan; đồng thời mang tính bao quát, kế thừa những giá trị, quy định đúng đắn đã được khẳng định trong thực tiễn; thực hiện phân cấp, phân quyền triệt để; đẩy mạnh số hoá, thực hiện thủ tục hành chính về đất đai trên môi trường điện tử.

     

    Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp, Bộ TN&MT phối hợp, khẩn trương chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cho phép Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành vào ngày 1/7/2024.

     

    Bộ Xây dựng khẩn trương xây dựng các văn bản quy định chi tiết hành Luật Nhà ở năm 2023Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 để kịp thời có hiệu lực đồng bộ với Luật Đất đai năm 2024 vào ngày 1/7/2024.

     

    Theo báo baochinhphu.vn

  • Thông tin chi tiết cao tốc bắc nam lộ trình hoàn thiện

  • Mô tả

    Thông tin chi tiết cao tốc bắc nam lộ trình hoàn thiện

     

    Cao tốc Bắc – Nam vẫn đang được gấp rút triển khai để sớm đi vào hoạt động. Tiến độ các tuyến thành phần cụ thể như sau:

    Các tuyến đường được đầu tư xây dựng đến năm 2015:

    - TPHCM – Trung Lương: Thông xe vào năm 2010

    - Hà Nội – Ninh Bình: 2012

    - Long Thành – Dầu Giây: 2015

    - Đà Nẵng – Quảng Ngãi: 2018

    - Long Thành – Bến Lức: Dự kiến 2025 hoàn thành

    - Trung Lương – Mỹ Thuận: 30/4/ 2022

    - Mỹ Thuận – Cần Thơ:  2024

    - Ninh Bình – Thanh Hóa: Dự kiến thông xe vào cuối năm 2024

    - Diễn Châu - Bãi Vọt: Dự kiến hoàn thành 2024

    - Thanh Hóa – Hà Tĩnh: Thông xe vào năm 2024

    - Quảng Trị – Đà Nẵng: Dự kiến thông xe vào năm 2024

    - Nha Trang – Phan Thiết: Thông xe vào giữa năm 2024

    - Phan Thiết – Dầu Giây: thông xe vào cuối năm 2023

    quy-hoach-cao-toc

     

    Theo quy hoạch:

     

    Giai đoạn 2021 – 2025: Cao tốc Bắc – Nam tập trung đầu tư vào các tuyến gồm Hà Tĩnh – Quảng Bình – Quảng Trị, Quảng Ngãi – Bình Định, Bình Định – Nha Trang, mở rộng thêm đoạn La Sơn – Túy Loan.

    Sau năm 2025: Tập trung xây dựng tuyến đường Cần Thơ – Cà Mau.

     

    Nguồn sưu tầm.

     

     #Quyhoach #caotoc

  • Bộ Nội vụ thống nhất sắp xếp lại 80 phường, giảm 39 phường của TP.HCM

  • Mô tả

    Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Bộ Nội vụ thống nhất với phương án sắp xếp của TP.HCM, đó là sẽ sắp xếp lại 80 phường, giảm 39 phường.

    Nội dung này được đề cập trong buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cùng đoàn công tác với UBND TP.HCM về triển khai việc thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 và công tác cải cách hành chính của thành phố, ngày 8/4.

     

    Sắp xếp lại 80 phường của TP.HCM

     

     

    quy-hoach-ho-chi-minh

    Báo cáo tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết TP.HCM quyết tâm tìm mọi cách để có phương án sắp xếp, nhất là các phường có dân số lớn nhưng không đạt tiêu chí về diện tích.

    Theo ông Hoan, ngoài xem xét các yếu tố đặc thù chung theo Nghị quyết 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì Thành phố còn xem xét đặc thù của mỗi quận như thu ngân sách, hạ tầng kỹ thuật - xã hội - kinh tế.

    Cùng với đó, khi xem xét sắp xếp một đơn vị hành chính, TP.HCM cũng vận dụng theo Luật Đô thị, tức một quận có tối thiểu 10 đơn vị hành chính, còn lại sắp xếp dựa trên dân số để phân bố đồng đều, đảm bảo cơ sở hạ tầng như trường học, y tế, văn hóa, thể thao đều được bố trí đồng đều.

    Ông Hoan cũng thông tin, riêng với trường hợp của huyện Nhà Bè, trong đề án lần này, TP.HCM kiến nghị không sắp xếp vì địa phương này nằm trong 5 huyện có đề án đầu tư và xây dựng để phát triển các huyện trở thành các đô thị trực thuộc TP.HCM.

    "Quan điểm của TP.HCM là để các huyện này lên đô thị thì phải đầu tư xây dựng chứ không phải hành chính thuần túy", ông Hoan nói.

    Phó Chủ tịch UBND TP.HCM nhận định, nếu phương án của Thành phố được chấp thuận thì giai đoạn 2023-2030, tổng số đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp là 80 phường thuộc địa bàn 10 quận, như vậy giảm được 39 phường.

     

    quy-hoach-ho-chi-minh 1

     

    Tinh giảm biên chế chậm do khối lượng công việc lớn

     

    Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, ngoài trung tâm đô thị hiện hữu và TP.Thủ Đức, trong định hướng phát triển sắp tới TP.HCM sẽ có Thành phố Khu Nam gồm Quận 7, huyện Nhà Bè và một phần huyện Bình Chánh; Thành phố Tây Bắc gồm Quận 12, huyện Hóc Môn và một phần huyện Củ Chi. 

    Theo ông Mãi, việc này đã được đưa vào định hướng quy hoạch của TP.HCM và sắp tới sẽ trình Thủ tướng phê duyệt.

    Dù khối lượng công việc lớn so với một số địa phương khác nhưng thành phố sẽ cố gắng đảm bảo tiến độ chung, đến tháng 6/2024 trình đề án. Với các vấn đề vướng mắc từ tâm lý, tư tưởng, sắp xếp cán bộ, tài sản, kinh phí, thành phố sẽ giải quyết trong thẩm quyền.

    Đối với vấn đề cải cách hành chính, ông Mãi nhìn nhận việc sắp xếp các đơn vị sự nghiệp, hay vấn đề tinh giản biên chế Thành phố làm chậm, do khối lượng quá lớn. Thành phố đã yêu cầu các sở, ngành, các đơn vị trực tiếp có rà soát, tính toán các phương án.

    Đồng thời, Chủ tịch UBND TP.HCM kiến nghị khoán quỹ lương cho Thành phố để thực hiện việc vừa sắp xếp các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp và tính được biên chế.

    "Nếu chúng ta cứ tính biên chế hiện hữu hằng năm thì không thúc đẩy được tinh giản biên chế", ông Mãi nói.

    Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đánh giá TP.HCM đã thực hiện nghiêm túc, triển khai bài bản, khẩn trương việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã.

    Bà Trà cũng nhìn nhận TP.HCM đã đưa ra phương án sắp xếp tối ưu, phù hợp với đặc điểm, đặc thù của thành phố. 

    "Bộ Nội vụ thống nhất với phương án sắp xếp của thành phố, đó là sẽ sắp xếp lại 80 phường, giảm 39 phường", bà Trà nói thêm.

    Liên quan đến công tác sắp xếp, người đứng đầu ngành nội vụ lưu ý TP.HCM cố gắng việc sắp xếp vừa đảm bảo yêu cầu thận trọng, chặt chẽ, bài bản, khoa học nhưng cần đảm bảo tính thống nhất và đồng thuận trong hệ thống chính trị, trong cộng đồng dân cư cũng như người dân trên địa bàn.

    Bên cạnh đó, cần phát huy tối đa tinh thần dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch và thực hiện tối đa phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ thưởng". Từ đó, nâng cao đời sống cán bộ công chức, viên chức và quan trọng hơn là thực hiện quy hoạch, chiến lược phát triển với vai trò đầu tàu, động lực của TP.HCM, dẫn dắt sự phát triển của đất nước.

    Ngoài ra, Bộ trưởng Trà cũng yêu cầu TP.HCM cố gắng đảm bảo nội dung, chất lượng của đề án, đưa ra được phương án sắp xếp công chức dôi dư và những người hoạt động không chuyên trách. Lãnh đạo Bộ Nội vụ đề nghị chậm nhất đến 30/7, TP.HCM phải nộp đề án này.

     

    Nguồn: danviet.vn

     

  • Năm 2023, thị trường bất động sản sẽ bước sang "trang mới"

  • Mô tả

    PGS.TS Trần Kim Chung - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận định: “Năm 2023, thị trường bất động sản sang trang mới khi nhiều Luật liên quan dự kiến được sửa đổi và thông qua như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai; trong đó, rất quan trọng là Luật Đất đai sửa đổi”.

  • Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý bất cứ ngân hàng nào tiếp tục tăng lãi suất

  • Mô tả

    Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh sẽ theo dõi các trường hợp ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất và có biện pháp xử lý đối với các ngân hàng này.

     

  • TPHCM sẽ xây thêm 2 cầu vượt sông Sài Gòn

  • Mô tả

    TPHCM sẽ xây thêm 2 cầu vượt sông Sài Gòn. Sở GTVT TPHCM yêu cầu các đơn vị liên quan sớm nghiên cứu, hoàn thiện phương án đầu tư cầu Thủ Thiêm 4 và cầu vượt sông Sài Gòn thuộc dự án đường Vành đai 4 TPHCM.

  • Giá Thuê Căn Hộ TP.HCM Tăng Thêm 12-14% Trong Quý 3/2022

  • Mô tả

    Số liệu báo cáo nghiên cứu thị trường BĐS của Batdongsan.com.vn cho thấy, trong quý 3/2022, thị trường cho thuê tại TP.HCM ghi nhận sự phục hồi gần như toàn diện ở tất cả các loại hình, trong đó nổi bật nhất là chung cư, nhà trọ, nhà riêng và nhà mặt phố cho thuê.

     

  • Những Điểm Sáng Của Thị Trường Bất Động Sản Việt Nam Thời Gian Tới

  • Mô tả

    Thị trường bất động sản Việt Nam đang trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn khi nhiều dự án ngừng trệ không thể tiếp tục triển khai do thiếu vốn, kéo dài sự khan hiếm nguồn cung của thị trường. “Tắc” dòng vốn cũng khiến thanh khoản của thị trường suy giảm mạnh nhất trong 3 năm gần đây.

  • Liên hệ

    map-pin-light 105 Nguyễn Công Trứ, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

    phone-call-light 0936.52.00.11

    envelope-simple-light pkd.dtpland@gmail.com

     

     

     

     

     

     

     

    • Bản quyền thuộc Đ.T.P LAND
    • Website sở hữu bởi: Đ.T.P LAND

    Đăng ký thông tin

    Nhu cầu tư vấn

    x

    Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin bên dưới, chúng tôi sẽ tư vấn và gửi thông tin mới nhất của dự án cho quý khách trong thời gian sớm nhất

    Họ tên
    Trường bắt buộc

    Điện thoại
    Invalid Input

    Nhu cầu tư vấn
    Trường bắt buộc

    Gửi thông tin

    Icon contact 2

     
     

    Zalo

    Chat hỗ trợ
    Chat ngay